Author Archives: Lão Ngoan Đồng

Câu chuyện 3 ngọn nến

Trong đêm khuya, trong một ngôi chùa, một người một Phật, Phật ngồi người đứng

Người : Thưa Ðức Phật anh minh, con là người đã có vợ, nhưng hiện nay con đang yêu say đắm một người phụ nữ khác. Con thật không biết phải làm thế nào ?

Phật : Con có thể xác định người đàn bà con đang yêu hiện nay là người đàn bà cuối cùng và duy nhất của cuộc đời con hay không ?

Người : Thưa vâng.

Phật : Vậy thì con ly hôn đi, sau đó con lấy cô ấy.

Người : Nhưng vợ con hiện nay dịu dàng lương thiện, thảo hiền. Con bỏ cô ấy liệu có tàn nhẫn, liệu có mất đạo đức hay không ?

Phật: Hôn nhân không có tình yêu mới tàn nhẫn và mất đạo đức. Con hiện giờ đã yêu người đàn bà khác, không còn yêu vợ con nữa. Yêu một người nhưng vẫn cố tình dan díu với một người, như thế mới là không đúng.

Người : Nhưng vợ con rất yêu con, quả thật cô ấy yêu con lắm, thưa Ðức Phật

Phật: Nhưng cô ấy sẽ hạnh phúc

Người : Sau khi con chia tay vợ con lấy người khác, cô ấy sẽ rất đau khổ, tại sao lại hạnh phúc được ạ, thưa Ðức Phật ?

Phật : Trong hôn nhân, vợ con vẫn có tình yêu đối với con, còn con đã mất đi tình yêu đối với cô ấy, chuyển sang yêu người khác. Chính vì có mới là hạnh phúc, mất đi là đau khổ, nên cô ấy hạnh phúc, còn người đau khổ mới là con.

Người : Nhưng con cắt đứt với vợ, sau đó cưới người khác, vậy là cô ấy đã mất con, cô ấy mới là người đau khổ chứ ?

Phật : Con nhầm rồi, con chỉ là người vợ con yêu thực sự trong hôn nhân. Khi một người như con không tồn tại, thì tình yêu của vợ con sẽ tiếp nối sang một người khác, bởi vì tình yêu thực sự trong hôn nhân của vợ con xưa nay chưa từng mất, cho nên cô ấy mới hạnh phúc, còn con mới là người đau khổ.

Người : Vợ con đã từng nói kiếp này chỉ yêu một mình con.

Phật : Con cũng đã từng nói thế phải không ?

Người : ( lúng túng không trả lời )

Phật : Bây giờ con nhìn ba ngọn nến trong lư hương trước mặt, xem ngọn nào sáng nhất ?

Người : Quả thật con không biết, hình như đều sáng như nhau.

Phật : Ba ngọn nến ví như ba người đàn bà, một ngọn trong đó là người đàn bà hiện giờ con đang yêu. Ðông đảo chúng sinh, đàn bà đâu chỉ mười triệu hay trăm triệu… Ngay đến ba ngọn nến, ngọn nào sáng nhất con còn không biết, thì làm sao con xác định được người đàn bà con đang yêu hiện nay là cuối cùng và duy nhất trong cuộc đời con ?

Người : ….

Phật : Bây giờ con cầm một ngọn nến để trước mắt, để tâm xem ngọn nào sáng nhất. ?

Người : Con thấy ngọn trước mặt con là sáng nhất.

Phật : Vậy bây giờ con đặt ngọn nến đó về chỗ cũ, lại xem ngọn nào sáng nhất ?

Người : (nhìn kĩ một hồi rồi đáp) Quả thật bây giờ thì con lại không biết là ngọn nào sáng nhất nữa.

Phật : Thật ra cây nến con vừa cầm giống như người đàn bà con đang yêu hiện nay. Tình yêu nảy sinh từ trái tim, khi con còn thấy yêu nó, con để tâm ngắm nghía nó, con sẽ thấy nó sáng nhất. Khi con để nó về chỗ cũ, con lại không tìm được một chút cảm giác sáng nhất. Thứ gọi là tình yêu của con chỉ là hoa trong gương, trăng dưới nước!

Người : (cúi đầu trầm ngâm suy nghĩ, một hồi rồi ngẩng mặt lên) Con hiểu rồi, Người muốn khuyên con về với vợ mình

Phật : Nhìn thấu sẽ không nói trắng ra, con mau đi về đi.

Người : Bây giờ thì con đã biết đâu là người phụ nữ cuối cùng và duy nhất của cuộc đời con, đó chính là người đã cùng con chung vai gánh vác bao lâu nay, là vợ con thưa Ðức Phật

Câu chuyện về con Nhện ở trên cửa miếu Phật Bà Quan Âm

Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: “Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?”
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: “Thế gian cái gì quý giá nhất?”
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: “Thế gian quý nhất là những gì ta không bao giờ có được và những gì đã mất đi vĩnh viễn!”. Phật chỉ gật đầu, rồi Ngài đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: “Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?”
Nhện nói: “Con vẫn tin rằng trong nhân gian quý nhất vẫn là “không có được” và “đã mất đi” ạ!”
Phật nói: “Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi.”

Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: “Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?”
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: “Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không bao giờ ta có được và cái đã mất đi vĩnh viễn.”
Phật nói: “Nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người!”
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng nghĩ rằng, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: “Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, người gặp con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?”
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: “Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?”. Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: “Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi.” Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: “Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?”
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: “Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
“Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!”
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có “duyên” là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
Có muốn nghe tôi kể câu chuyện ấy lần nữa không, ngày xưa, trước miếu Quan Âm…

Cài đặt WordPress ở Localhost

1. Download và cài đặt WAMP

2.Sửa lại đoạn code để truy cập phpAdmin ở file

c:\wamp\alias\phpmyadmin.conf  theo như sau:

<Directory "c:/wamp/apps/phpmyadmin3.4.5/">
    Options Indexes FollowSymLinks MultiViews
    AllowOverride all
        Order Deny,Allow
        Allow from all
</Directory>

Tôi đã cài đặt WAMP ở c:\wamp . Thay đổi nội dung theo phần cài đặt của bạn.

Đoạn code trước khi thay đổi:

<Directory "c:/wamp/apps/phpmyadmin3.4.5/">
    Options Indexes FollowSymLinks MultiViews
    AllowOverride all
        Order Deny,Allow
    Deny from all
    Allow from 127.0.0.1
</Directory>

Khởi động lại Apache để cập nhật thay đổi.

3.Download phiên bản mới nhật của wordpress

Giải nén để vào thư mục C:\wamp\www

4.Mở http://localhost/phpmyadmin/ để thêm 1 tên file cơ sở dữ liệu vào. ví dụ thêm hoc_wordpress.

5.Copy file wp-config-sample.php và đổi thành wp-config.php. Và mở file này bằng notepad sửa lại nội dung như sau:

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */
define('DB_NAME', 'hoc_wordpress');           // Tên database
/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'root');                   // Tên username trong Database
/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', '');                   // Password của username trong Database
/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'localhost');
/** Database Charset to use in creating database tables. */
define('DB_CHARSET', 'utf8');
/** The Database Collate type. Don't change this if in doubt. */
define('DB_COLLATE', '');

6.Cài đặt thêm theme:

Download them từ :http://wordpress.org/extend/themes

Giải nén các file themes vào thư mục wp-content\themes

Login vào admin quản trị web bằng cách http://localhost/wordpress/wp-admin và tìm đến menu Appearance -> themes để kích hoạt themes Active .

Happy New Year 2013

hoamai_tet,•*¤*•,¤*•,Tiền đầy túi,•*¤*•,¸.,•*¤*•,
*•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,Tim đầy tình,•*¤*•,¸.,•*¤*•,
*•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,Xăng đầy bình,•*¤*•,¸.,•*¤*•,
*•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,Gạo đầy lu,•*¤*•,¸.,•*¤*•, *•,¸.
¸,•*¤*•,¤*•,Muối đầy hủ,•*¤*•,¸.,•*¤*•,
*•,¸.¸,•*¤*•,¤*•,Vàng đầy tủ,•*¤*•,¸.,•*¤*•,
*•,¸.¸,•*¤*•,¤*•Sức khỏe đầy đủ,•*¤*•,¸

.,•*¤* *¤*•,¤*•,HAPPY NEW YEAR ,•*¤*•

Bạn có nghèo không

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến một nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là là một cánh để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình.” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.

Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười: ” Chuyến đi như thế nào hả con ?”

– Thật tuyệt vời bố ạ !

-Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !

-Ô, vâng.

-Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?

Đứa bé không ngần ngại:

-Con thấy chúng ta có một con , họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải đưa những chiếc đèn vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phải phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở lẫn nhau…

Đến đây người cha không nói gì cả.

“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi..”- cậu bé nói thêm.

Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì chúng ta đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không có giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.

‘Tuyệt chiêu’ cài extension ngoại tuyến cho Google Chrome

Các phiên bản Google Chrome gần nhất chỉ cho phép người dùng cài extension từ Chrome Web Store. Tuy nhiên, vẫn có cách để vượt qua hạn chế này.

Có không ít extension hấp dẫn cho Google Chrome nhưng không được đưa lên Chrome Web Store. Khi đó, bạn phải tải extension về máy và cài đặt bằng kéo thả file .crx vào giao diện Google Chrome.

Mặc định, Google Chrome sẽ hiện thông báo lỗi như dưới cho biết bạn chỉ được cài đặt trực tuyến extension, ứng dụng web và user script từ Chrome Web Store. Mục đích của việc này nhằm tránh máy tính bị dính mã độc nhúng trong extension không rõ nguồn gốc.

 

Để vượt qua trở ngại trên, bạn chỉ cần mở cửa sổ chứa tất cả extension bằng cách gõ chrome://chrome/extensions vào thanh Address và nhấn Enter; hoặc bấm biểu tượng phía trên góc phải và chọn Settings, rồi chọn tiếp nhánh Extensions từ bảng mở ra.

Tiếp theo, bạn kéo thả file .crx vào trang Extensions. Ngay lập tức, hộp thoại cài đặt extension sẽ xuất hiện. Bạn chỉ việc bấm nút Add để cài bình thường.

Hướng dẫn cấu hình thiết bị TL-MR3220 hoạt động với các USB 3G ở Việt Nam

(Modem wifi WAN:

IP:192.168.11.101/24

Gateway:192.168.1.1)

(Card WIRELESS IP: 192.168.1.101/24

Gateway:192.168.11.1)

 

Router chuẩn N không dây 3G/3.75G Tl-MR3220 hoàn toàn tương thích với các USB 3G của các nhà cung cấp 3G ở Việt Nam như Mobiphone, Vinaphone và Viettel. Để có thể chia sẻ sóng Internet 3G cho gia đình hay văn phòng, xin vui lòng tham khảo hướng dẫn sau để cấu hình cho Router TL-MR3220.

Bước 1:
Để bảo đảm thiết bị có thể hoạt động với các USB 3G của các nhà cung cấp mạng 3G ở Việt Nam, xin vui lòng cập nhật firmware mới nhất cho sản phẩm, firmware mới nhất có thể được tải về từ trang web của chúng tôi tại địa chỉ: http://www.tp-link.vn/products/details/?model=TL-MR3220#down mục tải về (Xin lưu ý phiên bản của thiết bị để có thể tải về firmware chính xác).
Bước 2:
Sau khi được cập nhật firmware mới nhất, sản phẩm đã sẵn sàng để kết nối bạn với Internet, xin vui lòng theo hướng dẫn sau để cấu hình cho thiết bị.

1.       Bạn có thể truy cập đến Router TL-MR3220 bằng kết nối có dây hoặc không dây. Mở trình duyệt web và nhập vào địa chỉ IP LAN mà bạn đã đặt cho Router, nhập Username và Password của bạn để truy cập vào Router.

Địa chỉ IP mặc định là: 192.168.1.1
Username và password mặc định là: admin
Trong trường hợp các bạn không nhớ các thông số địa chỉ IP LAN, Username và Password đã đặt cho Router, xin vui lòng nhấn nút Reset nằm phía sau Router trong vòng 10 giây, đến khi các đèn của Router đều sáng để đưa Router trở về các thiết lập mặc định.

2.       Sau khi truy cập vào Router, các bạn cắm USB 3G vào khe cắm USB tương ứng và bắt đầu cấu hình. Bấm chọn mục Quick Setup như hình sau :

Bấm chọn Next để sang trang kế tiếp

3.       Tại trang này, các bạn chọn lựa chọn 3G only và bấm Next để sang trang kế tiếp.

4.       Tại trang này, xin vui lòng lựa chọn các thông số theo hướng dẫn sau :

–         Mục Location, các bạn chọn Viet Nam
–         Mục Mobile ISP, các bạn chọn nhà mạng cung cấp dịch vụ 3G tương ứng
Sau đó, các bạn chọn Next để sang trang tiếp theo

5.       Tại trang này, các bạn cài đặt các thông số sau :

–         Mục Wireless Network Name, các bạn đặt tên cho mạng không dây của mình
–         Mục Region, xin vui lòng chọn Viet Nam
–         Mục Wireless Security dùng để tạo mật mã để truy cập vào mạng không dây, chúng tôi khuyến nghị bạn sử dụng dạng WPA-PSK/WPA2-PSK
Các bạn bấm chọn Next để sang trang tiếp theo

6.       Các bạn bấm chọn Finish để hoàn tất cài đặt, Router có thể sẽ khởi động lại để hoàn tất việc cài đặt này.

Sau khi hoàn tất bước cuối cùng này, bạn chỉ việc kết nối vào mạng không dây của mình để tận hưởng Internet 3G với Router TL-MR3220.

Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Phân Bón Cho Cây Ăn Trái

 

Để cây ăn trái đạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và ka li. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.

Cây ăn trái cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.

– Phân đạm: Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt…. Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng bón thừa phân đạm, sẽ làm cho cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công… làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.

– Phân lân: Lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi,…. Nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái…

– Phân kali: Tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa, kali giúp tăng phẩm chất trái cây…

Ngoài ra, các yếu tố trung lượng, vi lượng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây. Trung, vi lượng thường có mặt khá đầy đủ trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón…

Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng…. Trong đó, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất, ít bị thất thoát.

1. Về loại phân bón: Liên quan chặt chẽ với giai đoạn sinh trưởng của cây.

– Đối với cây còn nhỏ, chưa cho trái: Cây cần nhiều phân lân và phân đạm để thúc đẩy cây đâm rễ, đâm chồi. Do đó, cần tập trung bón nhiều phân đạm và lân cho cây. Phân lân nên bón lót, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa; đối với phân đạm và phân ka li nên chia nhiều lần bón hoặc tưới, khi đọt lá đã già.

– Giai đoạn cây đã cho trái: Nên chia làm 4 lần bón chính: Sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi trái và trước khi thu hoạch.

+ Sau thu hoạch: Là giai đoạn cây cần nhiều đạm và lân để ra rễ, đâm chồi. Cung cấp đủ đạm và lân sẽ giúp cây cho nhiều tược, tược mập mạnh….

+ Trước khi xử lý ra hoa: Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp cây thật sung tốt để cho cây phát hoa dài, khoẻ mạnh, dễ ra hoa, đậu trái. Giai đoạn này cần bón nhiều phân lân và kali, giảm phân đạm. Nếu bón thừa đạm sẽ làm cho cây ra tược, khó ra hoa.

+ Giai đoạn cây nuôi trái: Cây cần nhiều đạm để giúp trái phát triển, đồng thời cần kali để tăng cường vận chuyển dinh dưỡng về nuôi trái, giúp đảm bảo năng suất, chất lượng trái.

+ Trước khi thu hoạch: Khoảng 1-2 tháng trước khi thu hoạch (tuỳ theo giống/loại cây), không bón đạm mà bổ sung kali để giúp tăng chất lượng, màu sắc của trái cây, giúp trái ngon, đẹp và an toàn cho người sử dụng. Có thể phun phân kali qua lá.

2. Cách bón: Hiệu quả sử dụng phân bón rất khác nhau phụ thuộc vào cách bón, kết cấu đất. Nếu đất để chặt hoặc bón không đúng cách sẽ làm cho phân dễ bị rửa trôi, bốc hơi… Do đó, cần làm cho đất tơi xốp bằng cách bón phân hữu cơ cho vườn cây ăn trái. Phân hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ nước, giữ phân, hạn chế thất thoát phân bón…

Về cách bón:

+ Cần lưu ý bón theo tán cây, cách gốc từ 1-1,5 m vì rễ cây ở phần gần gốc không còn hấp thu dinh dưỡng tốt, mà phần rễ tơ ở bên ngoài mới hút dinh dưỡng tốt nhất.

+ Nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào hốc, đào rãnh để vùi phân vì phân bón rất dễ bị mất đi do bị rửa trôi hay bốc hơi, nhất là phân đạm.

+ Sau khi bón phân xong, cần tưới đủ nước để phân tan và cung cấp cho cây. Nếu bón phân mà không cung cấp đủ nước sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón.

Ngoài ra, có thể bổ sung phân bón qua lá 2-3 lần trong giai đoạn nuôi trái, thúc đẩy quá trình phát triển trái và tăng chất lượng màu sắc của trái. Tuy nhiên, nếu trời âm u, mưa nhiều, bệnh phát triển… thì nên hạn chế sử dụng phân bón lá.

3. Lượng phân bón:

Cần gia giảm liều lượng phân bón tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng cây, từng vườn. Lượng phân bón tăng dần từng năm theo độ lớn của cây. Giai đoạn cây đã cho trái, năm trước được mùa thì năm sau phải bón nhiều hơn năm thất mùa; trong cùng một vườn, những cây cằn cỗi cần được bón nhiều hơn cây sung tốt; Cây mang nhiều trái thì cần bón nhiều hơn cây ít trái… Nói chung, trước khi bón phân cần “Trông trời, trông đất, trông cây”… thì mới giảm được thất thoát, nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón, đồng thời còn giúp đảm bảo chất lượng trái khi thu hoạch và an toàn cho người tiêu dùng.

 

Kim Tuyền (Theo khoahocchonhanong.com.vn)

Kiến thức cơ bản về phân bón

A. Khái Niệm Về Phân Bón

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
 
I- Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?
1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
 
2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
 
II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây
-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)
 
1- Chất đạm(N)
-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…
 
2- Chất Lân (P)
-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
 
3- Chất Kali: (K)
-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
– Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
 
4- Chất Canxi(Ca):
-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…
 
5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
 
6-Chất Ma-nhê (Mg):
-Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
 
7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.
 
8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…
 
9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.
 
10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do
 
B. Phân Hữu Cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…
 
I. Phân Chuồng:
1. Đặc diểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…
 
2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
2. 1. Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.
2. 2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.
 
II. Phân Rác
1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).
 
2- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.
 
III. Phân Xanh
1-Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2-Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.
 
IV. Phân Vi Sinh
1-Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
 
2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…
 
2. 2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
 
2. 3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.
 
3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.
 
V . Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1- Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…
 
2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa, mía…
 
C. Phân Vô Cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.
 
Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay
 
I Phân ĐơnLà loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N
 
2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5
 
3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O
 
II. Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:
 
1. -Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.
 
2. – Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.
 
3. -Các dạng phân hổn hợp:
3. 1-Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0
 
3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là:
16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…
 
3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.
 
-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.
 
-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn trái.
 
III. Vôi
1. -Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…
 
2. -Một số dạng vôi bón cho cây
* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.
 
* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.
 
* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
 
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,
 
* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:
-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
5X100 = 23. 8kg
2
– Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kgP2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:
10X100 =50 kg
20
– KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:
10X100 = 16, 6 kg
60
 
* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.
 
* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn
Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:
 
-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 43kg
46
– Lượng Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 100kg
20
– Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
100X15 = 25Kg
60
 
* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.
 
D. Phân Bón Lá
1. Đặc điểm: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.
 
2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…
 
3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân
 
Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

THAM KHẢO QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CHÔM CHÔM

Sau thu hoạch và tỉa cành: Sử dụng Phân Gà Xử Lý HUMIX: 2kg + 0,4kg Urê/cây.

Trước khi che bạt xiết nước: Phân Lân Cao Cấp Platfeed: 0,5 kg + 1 kg Phân Hữu Cơ Chất Lượng Cao 5-2-3/cây.

Sau khi hình thành mầm hoa: Phân Bón Dạng Lỏng HUMIX CD Cây Ăn Trái + thuốc ngừa sâu bệnh

Giai đoạn cây đã đậu trái bằng ngón tay: Phân Bón Dạng Lỏng HUMIX CD Cây Ăn Trái.

Giai đoạn trái đang hình thành cơm: Phân Hữu Cơ Chất Lượng Cao 5-2-3 hoặc Phân HCSH HUMIX CD Cây Aên Trái: 1 kg + 0,4kg urê + 0,2kg kali/ cây.

Trước khi thu hoạch một tháng: Kali: 0,5kg/cây.

Ngoài ra có thể sử dụng một số sản phẩm kali hòa tan phun lên cây giúp lên màu trái chôm chôm.

Điều khiển chôm chôm ra trái trái vụ

Chôm chôm chính vụ thường bị “dội chợ” vì thời điểm thu hoạch tập trung và “đụng hàng” với vải thiều phía Bắc. Nhiều năm nay, nhiều nhà vườn trồng chôm chôm ở ĐBSCL đã thử nghiệm thành công điều khiển chôm chôm ra trái vụ và họ đã thành công đưa lại sức sống mới cho cây ăn quả vốn không có thế mạnh này.

Theo PGS.TS Trần Văn Hâu, ĐHCT. Nguyên tắc xử lý cho ra hoa trái vụ chôm chôm là tạo ra khô hạn nhân tạo để giảm sinh trưởng và tăng tỷ lệ C/N. Thời gian khô hạn cần thiết cho quá trình hình thành mầm hoa là 1 tháng. Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn thì việc chăm sóc cho cây sau thu hoạch bao gồm tỉa cành, bón phân để cho cây sung mãn trước lúc xiết nước là công việc cực kỳ quan trọng. Ngoài việc che đậy liếp để nước thoát hết xuống mương khi mưa thì việc xiết nước càng có hiệu quả hơn khi lợi dụng được “hạn bà chằng” (thường xảy ra vào tháng 8 hàng năm).

Vệ sinh vườn, tỉa cành: Chỉ nên tỉa nhẹ những cành quá rợp, quá già và sát đất. Có thể chia tỉa cành làm 2 lần, vì sau khi chăm sóc hồi hục việc lựa chọn tỉa thêm một số cành sẽ chính xác hơn.

Bón phân: Ngay sau thu hoạch phải tiến hành bón phân ngay, bao gồm phân hữu cơ và phân khoáng có hàm lượng đạm và lân cao. Lượng phân hữu cơ thì càng nhiều càng tốt, ưu tiên bón phân gà đã ủ hoai vì trong phân gà có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, dùng cào răng xới nhẹ đất để bón phân rồi xới lại, tưới nước. Bón theo hình chiếu của tán cây (cách gốc 1 m đến tận hình chiếu tán lá ngồi). Phân khoáng có thể sử dụng Urea + DAP với lượng 300 – 400 kg/ha (lưu ý nếu vụ trước càng nhiều quả thì lượng phân càng phải bón nhiều). Sau khi bón nếu có điều kiện có thể sên vét bùn ao bồi lên một lớp 5-10 cm.

Khi cơi lá lần 1 đã già và cơi 2 đã nhú thì bón tiếp lần 2 với phân khoáng tỷ lệ NPK: 2:2:1,5 (NPK 20.20.15) với lượng 300 kg/ha.

Khi cơi lá 2 đã thành thục thì bón tiếp lần 3 với liều lượng và công thức bón như lần 2.

Tưới nước: Thời gian dưỡng cây này phải đảm bảo thường xuyên độ ẩm tối ưu cho cây, nếu thiếu nước cây rất dễ ra hoa (nhất là vụ trước năng suất thấp), tuy nhiên cũng không được thừa nước vì sẽ gây yếm khí, làm cho sự sinh trưởng của cây bị sượng lại.

Xiết nước: Khi cây ra đủ 3 cơi lá bắt đầu xiết nước. Phải làm dàn phủ bạt nilon kín từ trong gốc ra phủ mép mương. Giàn phải dốc để thoát nước tốt, phía trong gốc cách đất khoảng 0,8 m, phía ngoài cách đất 0,2 m, những chỗ tiếp giáp của bạt phải được hàn kín. Mương phải đủ độ dốc để gom hết nước mọi và nước mưa về chỗ trũng nhất đặt máy bơm. Máy bơm phải đủ công suất để đề phòng những trận mưa lớn. Thời gian xiết nước nhanh nhất là 30 ngày, chậm nhất có thể lên tới 60 ngày. Khi thấy mầm hoa xuất hiện (nhú trên đầu cành) thì dỡ bỏ bạt phủ, tháo nước vào mương. Lần đầu chỉ nên đưa nước vào cách mặt đất 10-30 cm (nếu thiếu phải bơm vào), 3 ngày sau bơm nước khô lại 10 ngày để hoa trổ hết đồng loạt sau đó mới đưa nước vào ao và chăm sóc bình thường